CHIA SẺ

Giới thiệu




Cây Nhãn Xuồng Cơm Vàng

Tên phổ thông: Nhãn Xuồng Cơm Vàng
Tên khoa học: Dimocarpus longan lour
Họ thực vật: Họ Bồ Hòn ( Sapindaceae)
Nguồn gốc xuất xứ: Bà Rịa Vũng Tàu
Phân bố ở Việt Nam: Chủ yếu ở Nam Bộ

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Cây cao 5–10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Cây có tán khá rộng, tròn đều. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm, rộng 2,5–5 cm.

Hoa, quả, hạt: Quả có dạng hình xuồng, vỏ quả màng vàng da bò, bề mặt quả có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen. Thịt quả màu trắng hơi vàng. Thịt quả sáo, dòn, quả dễ bị rụng. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với nhiệt độ thích hợp, khô và ráo. Nhãn Xuồng Cơm Vàng thích hợp trên vùng đất cát; nếu trồng trên đất thịt hoặc sét nhẹ nên ghép trên gốc ghép là giống Nhãn Tiêu Da Bò.

Cây đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhãn Xuồng Cơm Vàng có thể làm thức ăn đóng hộp. Trồng cây Nhãn Xuồng vàng bảo vệ môi trường và tạo sinh cảnh quan.




Trái Nhãn Xuồng Cơm Vàng